Lịch sử hình thành Phú Yên

Lịch sử hình thành Phú Yên phải bắt đầu từ năm 1471, Lê Thánh Tông xác nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Vùng đất Phú Yên lúc này vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi là Ayaru (Êa Ryu).

Năm 1578 Lương Văn Chánh nhận được sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đem quân đánh chiếm Thành Hồ (Tuy Hòa ngày nay) và lập ấp trên bàn Trấn Biên (từ Cù Mông đến Đèo Cả).
Năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng cử Văn Phong đi chinh phạt mở rộng vùng đất Phú Yên.
Trước năm 1975, tỉnh Phú Yên và thị xã Tuy Hòa là hai đơn vị hành chánh độc lập; sau ngày đất nước thống nhất, hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên cùng ba thị xã Nha Trang, Cam Ranh, Tuy Hòa được sáp nhập thành tỉnh Phú Khánh, đến tháng7-1989 được phân thành hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Phú Yên ngày nay nằm giữ Đèo Cả và Cù Mông, Bắc giáp với Bình Định, Nam giáp với Khánh Hòa, Tây giáp với Đắk Lắk và Gia Lai, Đông giáp biển. Có tổng diện tích 5.060km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An , thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa.
Khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 1-8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 nơi đây rất thích hợp để trồng các loại cây lương thực như: lúa, mía, sắn(mì), bầu, bí,…. Vì có Đông giáp biển nên nơi đây cũng nuôi các loại thủy sản như: tôm, cá, mực, cua…. Phú Yên cũng là một nơi có nguồn khoáng sản dồi dào.

Phú Yên Ngày Nay

Diện tích: 5.060,5km2
Dân tộc: Kinh, Chăm, Ê_đê., Ba  Na, Hoa
Phú Yên thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Cách Hà Nội 1160km về phía bắc, và cách tp Hồ Chí Mimh 560km về phía Nam
Phía bắc giáp tỉnh Bình Đinh; phía tây giáp 2 tỉnh là Đắc Lăk và Gia Lai; phía nam giáp Khánh Hoà; phía đông giáp biển đông
Vì nằm ở vùng duyên hải nam trung bộ nên Phú Yên có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm; chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương
ở Phú Yên có 3 sông lớn : sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ…đảm bảo nước cho tưới tiêu trồng trọt,  được thiên nhiên ưu đãi nên Phú Yên có rất nhiều nguồn giá trị về thiên nhien như khoáng chất, các suối nước nóng, sản vật đặc trưng vùng miền
Về hành chính: *thành phố (1): Tuy Hoà
*thị xã (2)      : Đông Hoà
: Sông Cầu
*Huyện (6)     : Đồng Xuân; Tuy An; Sông Hinh; Sơn Hoà; Tây Hoà; Phú Hoà
Giao thông ở Phú Yên linh hoạt, với đầy đủ các hệ thống: đường bộ liên tỉnh, liên huyện, nối các quốc lộ lớn. hệ thống đường sắt  bắc nam đi qua với ga chính là  ga Tuy Hoà
Về hàng không, Phú Yên đang vận hành đường bay Đông Tác. Với 2 đường bay chính là Tuy Hoà_Hà Nôi; Tuy Hoà_thành phố Hồ Chí Minh
Với cơ sở hạ tầng phát triển, với vị trí thuận lợi, với bề dày lịch sử, cùng với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể, với sự ưu ái của thiên nhiên Phú Yên là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch.
Phú Yên có một địa hình nhiều đồi núi, đồng bằng ven biển, nhiều nơi có dốc đổ sát ra biển chia cắt dải đồng bằng tạo nên Phú Yên phong phú đa dạng từ Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô, Đầm Ô Loan,…. Đến những bãi tắm đầy cuốn hút như Bãi Bàng, Bãi Xếp, Bãi Môn, Mũi Điện,… Những gành đá và đảo ven bờ như Gành Đá Đĩa, Cù lao mái nhà, Hòn Yến, Hòn Nưa,….. Đến những món ăn vùng miền đặc sắc như: Sò huyết Đầm Ô Loan, ốc nhảy Sông Cầu, Dê núi Chóp chài, gỏi cá mương Tuy An, mắm cá thu Tuy Hòa,….

 

LEAVE A REPLY