Những phong tục truyền thống Việt Nam cần giữ trong dịp tết
Cứ mỗi năm tết đến xuân về dù có bận trăm nghìn việc. Mọi người mọi nhà đều thu xếp trở về với gia đình của mình để sum vầy. Tết Nguyên đán là cái tết thiêng liêng là một kỳ nghỉ lễ mà mọi người mong chờ nhất. Có thể nói rằng tết Nguyên đán là cái tết mang đậm chất truyền thống văn hóa dân tộc ta đến nay vẫn còn trọn vẹn ý nghĩa những phong tục truyền thống Việt Nam.
Dọn nhà chuẩn bị đón tết
Một trong những phong tục truyền thống Việt Nam cứ vào những ngày cuối năm là mọi nhà, mọi người đều tấp nập chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng tết, mua quần áo mới, trang trí nhà cửa để chuẩn bị cho một năm mới vui vẻ và may mắn hơn.
Đưa táo về trời
Cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm. Người Việt ta có phong tục cúng ông Công, ông Táo tiễn ông về trời để bẩm báo những lời tốt đẹp với Ngọc Hoàng. Theo dân gian lúc xưa thì Ngọc Hoàng sẽ thưởng phạt tùy theo mức độ bẩm báo của ông Táo. Đây cũng được coi là một trong những phong tục truyền thống Việt Nam
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét chắc là món không thể thiếu trong bữa cơm gia đình vào những ngày tết. Nhưng rất ít ai biết ý nghĩa của những chiếc bánh vào những ngày tết.
Bánh chưng hình vuông chắc hẳn ai cũng biết rằng bánh chưng tượng trưng cho đất là lời cảm ơn của gia đình với tổ tiên. Sâu xa hơn nữa là những sợ dây buộc bên ngoài tượng trưng cho sự đoàn kết của anh em một nhà, nhân đậu xanh, thịt heo thì được chọn những phần ngon nhất thể hiện tình yêu thương gia đình là nhất, gạo nếp cũng chọn được từ những loại ngon nhất tượng trưng cho tình keo sơn bền chặt, lá dong bọc phần ngoài tượng trưng cho sự yêu thương bao bọc của cha mẹ.
Bánh tét: khác bánh chưng là bánh làm theo hình trụ và gói bằng lá chuối nhưng ý nghĩa giống nhau.
Việc gói bánh chưng, bánh tét trong ngày tết thể hiện sự cảm ơn và lời hứa anh em hòa thuận với bố mẹ. Điều này cũng thể hiện một trong những phong tục truyền thống Việt Nam.
Chơi hoa đón tết
Một truyền thống của người Việt ta đó là cứ mỗi khi tết đến xuân về là khu chợ hoa lúc nào cũng nhộn nhịp nhà nào cũng tấp nập chọn cho mình những cây hoa mai, hoa cúc, hoa đào, chậu quất,.. hoặc chọn trong vườn nhà mình một chậu hoa đẹp nhất để trưng trong nhà thể hiện một mùa xuân rực rỡ, tô đẹp cho gia đình hơn hết chúng mang ý nghĩa vui vẽ, hạnh phúc, thịnh vượng và may mắn với gia đình.
Viếng mộ tổ tiên
Thường thì sẽ ra viếng mộ tổ tiên từ khoảng ngày 20–hết tháng chạp đến sửa sang mộ, thắp hương rồi về nhà sẽ cúng một mâm cho tổ tiên. Đến đầu năm mới sẽ lại tới một lần nữa để thắp cho ông bà tổ tiên nén hương để thể hiện lòng hiếu thảo và chu đáo đối với tổ tiên
Mâm ngủ quả
Mâm ngủ quả là thứ không thể thiếu trong những ngày tết của gia đình Việt. Mâm ngủ quả theo quan niệm dân gian tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Còn theo như trong ngũ hành tượng trưng cho màu sắc Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mâm ngũ quả gắn liền với ý nghĩa mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Cúng giao thừa
Người Việt ta tin rằng năm mới sang phải bỏ đi hết những muộn phiền của năm cũ bắt đầu một năm mới nhiều hi vọng và nhiều thành công, hạnh phúc. Nên vào lúc giao thừa ta cúng để cảm ơn và tiễn năm cũ đi và cầu một năm bình an may mắn.
Xông đất
Xông đất là một tục lệ có từ lâu đời và rất được coi trọng trong lòng người Việt ta. Người xưa quan niệm rằng người đầu tiên đến nhà nếu là người hợp tuổi với gia đình thì sẽ đem lại một năm đầy may mắn, tài lộc vào nhà. Chính vì vậy mà năm mới người tới nhà đầu tiên là rất quan trọng.
Hái lộc đầu năm
Hái lộc đầu năm là niềm vui của bao nhiêu bạn trẻ và mọi người. Thường thì mọi người sẽ hái những lộc ngoài đồng để cầu may mắn và rước nhiều lộc vào nhà. Thường thì sẽ hái vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một của năm mới.
Chúc tết và lì xì
Những ngày đầu năm tết con cháu sẽ đến chúc tết ông bà mong ông bà sống thọ, chúc sức khỏe ông bà. Sau đó nhận lì xì từ ông bà nếu cháu nhỏ, còn nếu đã trưởng thành thì sẽ ngược lại mừng thọ ông bà. Sau là chúc tết ba mẹ và mừng tuổi cho ba mẹ. Tiền mừng tuổi không quan trọng nhiều hay ít quan trọng là tấm lòng.
Lễ chùa đầu năm
Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh rất ý nghĩa. Việc đi lễ đầu năm không chỉ để cầu xin may mắn, tài lộc cho năm mới. Mà nó còn thể hiện sự tin tưởng và lòng thành kính của mình với đức phật.