Thành cổ đồ bàn di tích cổ 1000 năm tuổi
Toạ lạc tại xã nhơn hậu, thị xã an nhơn, tỉnh bình định. Di tích thành cổ đồ bàn cách quốc lộ chừng 2km. Toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh

Được xây dựng từ thế kỉ thứ 10, và là kinh đô của vương quốc Chămpa trong khoảng 500 năm, còn được gọi là Vijaya. Năm 1471, vì thất bại trước quân của vua Lê Thánh Tông, thành bị phá huỷ, chấm dứt vai trò của thành với vương quốc Chăm pa

Vào thời kì Tây Sơn, trên nền thành cũ, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành và làm sở chỉ huy của nghĩa quân, gọi là thành Hoàng Đế gồm ba lớp: thành nội. thành ngoại và tử cấm thành.
Sau thời gian, trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, hiện nay thành đã bị hư hỏng nặng và chỉ còn lại vài mẫu tích cũ không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại ba con sư tử bằng đá, chạm theo theo lối kiến trúc Chăm vào thế kỉ 12_ 14

Dấu tích còn nguyên vẹn nhất còn sót lại của vương quốc Chăm là tháp cánh tiên. Trong các tháp Chăm còn sót lại của Bình Định, đây là tháp còn nguyên vẹn nhất
Thành cổ đồ bàn là nhân chứng lịch sử cho quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước, trải qua bao thời kì, bao cuộc chiến tranh của đất nước, là nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của các thời
